Blockchain được hiểu là một khái niệm tương đối mới lạ về công nghệ cơ sở dữ liệu sáng tạo, trung tâm của phần lớn các dòng tiền điện tử hiện nay. Vậy còn bạn, bạn có biết Blockchain là gì không?. Với cách thức hoạt động dựa vào phân phối các bản sao giống nhau của cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng. Khi đó Blockchain chính là một cách thức khiến cho hệ thống khó bị hack hay gian lận – một trong những vấn đề nan giải của dữ liệu tại thời điểm sự phát triển của công nghệ số ngày càng có những bước tiến mạnh mẽ.
Bên cạnh dòng tiền điện tử đã và đang được sử dụng phổ biến cho Blockchain thì công nghệ này vẫn mang lại những tiềm năng lớn phục vụ các ứng dụng khác nhau. Hiểu rõ về Blockchain là gì sẽ giúp người dùng có cách tạo nên xu hướng mới cho các lĩnh vực “hot” hiện nay như: tài chính ngân hàng, ngành Logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán,… Do đó những thông tin sẽ được MPBPO tổng hợp và phân tích ngay dưới đây đem lại cho mọi người những kiến thức hữu ích và đầy đủ nhất.
Giới thiệu về công nghệ Blockchain
Mặc dù Blockchain vẫn còn là một khái niệm mới lạ nhưng đi cùng sự phát triển của công nghệ số thì nền tảng này lại nhận được nhiều sự quan tâm và tìm hiểu.
Định nghĩa Blockchain là gì?
Theo đó, Blockchain là một công nghệ chuỗi – khối, sẽ cho phép việc truyền tải những dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả dựa trên chính hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Hiểu một cách đơn giản nhất, Blockchain tương tự như một cuốn sổ kế toán của đơn vị, nơi mà dòng tiền được giám sát một cách chặt chữ, chính xác đồng thời ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng nhau.
What is blockchain?
Mỗi khối (Block) đều có chứa những thông tin về thời gian khởi tạo và sẽ được liên kết chặt chẽ với các khối trước đó. Đi kèm theo đó là một mã (chain) về thời gian, dữ liệu giao dịch. Đối với dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì không có cách nào có thể thay đổi được nên Blockchain được thiết kế ưu việt để chống lại những hành vi gian lận, thay đổi dữ liệu với mục đích không phù hợp, sai trái.
3 công nghệ tạo nên Blockchain
Với 3 công nghệ tạo nên Blockchain Việt Nam cũng như trên toàn thế giới hiện nay sẽ được nhanh chóng phân tích ngay dưới đây sẽ đem lại cho mọi người một cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất, cụ thể:
- Công nghệ mật mã học: Nhằm đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn cũng như riêng tư thì chính công nghệ Blockchain đã và đang sử dụng public key và hàm hash function để tạo nên những mật mã riêng biệt sao cho phù hợp và tối ưu.
- Công nghệ mạng ngang hàng: Với mỗi một nút mạng luôn được đánh giá như một Client và cũng là một Server với mục đích chính là lưu trữ bản sao của ứng dụng một cách đầy đủ nhất và chính xác.
- Công nghệ lý thuyết trò chơi: Với tất cả các nút tham gia vào hệ thống đòi hỏi đều phải tuân thủ luật chơi theo cách đồng thuận (sẽ bao gồm giao thức PoW, PoS,…) điều này sẽ được thúc đẩy bởi động lực kinh tế thị trường hiện nay.
Lập trình Blockchain là gì? Blockchain là nguồn cơ sở dữ liệu đặc biệt
Phân loại cơ bản của hệ thống Blockchain
Đối với phân loại cơ bản của hệ thống Blockchain lại bao gồm những loại ngay sau đây sẽ giúp mọi người có những nhận định chính xác nhất cũng như dễ dàng hơn khi lựa chọn một loại blockchain phù hợp với nhu cầu:
- Public: Với bất cứ người dùng nào cũng có quyền đọc và ghi lại dữ liệu trên blockchain và quá trình xác thực giao dịch luôn đòi hỏi phải có nhiều nút tham gia. Do đó, nếu hacker muốn tấn công được vào các mạng Blockchain phải có một chi phí lớn và điều này là hoàn toàn không khả thi khi xảy ra.
- Private: Người dùng sẽ chỉ được cấp quyền đọc dữ liệu mà không được ghi lại do đặc thù dữ liệu này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối đảm bảo sự tin cậy. Điều này khẳng định tính Private Blockchain khiến thời gian xác nhận giao dịch diễn ra nhanh chóng vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia và xác thực.
- Permissioned (hay còn gọi là Consortium): Đây là một dạng của Private Blockchain nhưng sẽ được bổ sung thêm một số tính năng đặc biệt khác đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa Public và Private mà người dùng cần đặc biệt lưu tâm.
4 phiên bản chính của công nghệ Blockchain
Hiểu rõ Blockchain là gì thì nhất định không được bỏ lỡ 4 phiên bản chính của công nghệ cũng như lập trình Blockchain sẽ nhanh chóng được làm rõ ngay dưới đây chắc chắn sẽ đem đến những sự lựa chọn tối ưu nhất cho người dùng cũng như các doanh nghiệp hiện nay.
- Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá
Công nghệ này sẽ bao gồm thao tác chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập nên một hệ thống thanh toán kỹ thuật số riêng biệt. Đây cũng là một trong những lĩnh vực khá quen thuộc nên nhiều khi mọi người vẫn nhầm tưởng Bitcoin và Blockchain giống nhau thực là một quan điểm sai lầm và còn thiếu sót.
- Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng
Với mục đích nhằm mở rộng quy mô của các công ty blockchain ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường hiện nay. Thường là các tài sản bao gồm là cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng giữa cá nhân và các đơn vị khác cũng như doanh nghiệp, tập đoàn, công ty,…
- Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động
Đặc biệt với công nghệ Blockchain 3.0 về thiết kế cũng như giám sát hoạt động của blockchain đã và đang đưa blockchain vượt khỏi biên giới và tài chính. Chính điều này khiến cho Blockchain có thể đi sâu vào các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như giáo dục, chính phủ, y tế, nghệ thuật,… một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
- Blockchain 4.0: Blockchain cho ngành Công nghiệp
Phiên bản này được đánh giá là phiên bản mới nhất của công nghệ chuỗi khối, nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, sản xuất, logistic… Công nghệ Blockchain 4.0 này cũng hỗ trợ cho cách mạng công nghiệp 4.0 và sự chuyển đổi số đang không ngừng phát triển trong các doanh nghiệp, tập đoàn như hiện nay.
Đặc điểm nổi bật của công nghệ Blockchain là gì?
Tìm hiểu về các đặc điểm nổi bật của công nghệ Blockchain
Xét về những đặc điểm nổi bật và ấn tượng của Blockchain mọi người sẽ cần hiểu rõ những điểm cơ bản ngay sau đây để đưa ra những nhận định đầy đủ và chính xác nhất vào thời điểm hiện tại, cụ thể là:
- Không thể nào làm giả hay phá hủy những chuỗi Blockchain: Nếu nói về mặt lý thuyết thì đúng là như vậy bởi chỉ có những hệ thống máy tính lượng tử mới có thể tiến hành giải mã chuỗi Blockchain và công nghệ Blockchain hoàn toàn có thể biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu – thực tế điều này không thể xảy ra nên tính bảo mật của Blockchain được đảm bảo tối ưu nhất.
- Tính bất biến: Đặc điểm này cụ thể trong dữ liệu trong Blockchain sẽ không thể nào sửa chữa được (nếu có thể sửa nhưng sẽ để lại những dấu vết cùng thời gian cụ thể) và sẽ lưu trữ mãi mãi khó có thể biến mất. Nói cách đơn giản, không thể thực hiện được những giao dịch nếu không phải của mình trên Blockchain từ mọi lĩnh vực khác nhau trừ trường hợp được ủy quyền, người đại diện theo đúng pháp luật.
- Tính bảo mật cao: Đối với những thông tin, dữ liệu trong Blockchain sẽ đảm bảo được tính phân tán cũng như sự an toàn tuyệt đối nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
- Tính minh bạch: Mọi người dùng đều có thể theo dõi, quan sát những dữ liệu Blockchain từ địa chỉ này đến những địa chỉ khác và thống kê toàn bộ lịch sử lưu trữ trên địa chỉ đó với thao tác vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
- Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Đặc điểm sẽ được thấy qua những hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà hoàn toàn không cần bên thứ ba can thiệp.
Chuyển đổi số (Digital Transformation)
Cơ chế hoạt động của Blockchain
Cơ chế hoạt động của Blockchain là cách thức lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Với mỗi khối thông tin có chứa những dữ liệu về giao dịch, thời gian khởi tạo, một mã băm (Hash) của các khối trước đó,… cung cấp đến người dùng. Blockchain có cơ chế hoạt động hoàn toàn dựa trên sự đồng thuận của đa số các nút mạng (thợ đào) để có thể xác nhận chính xác về tính duy nhất và tin cậy của các khối trong cùng hệ thống.
Cơ chế hoạt động của các mạng Blockchain là gì? Các công ty blockchain ở Việt Nam
Blockchain được mô tả hoạt động là một “chuỗi” được tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ và khi dữ liệu mới được thêm vào mạng định kỳ thì một “khối” mới sẽ được tạo và gán vào “chuỗi”. Điều này liên quan đến việc tất cả các nút cập nhật phiên bản Blockchain đều giống hệt nhau.
Một ví dụ đơn giản và dễ hiểu về cơ chế hoạt động của Blockchain đối với giao thức chuyển tiền điện tử. Cụ thể là: Nếu anh A muốn gửi 5 Bitcoin cho anh B, phía anh A sẽ có thông báo đến hệ thống Blockchain và cho biết số lượng BTC của mình sẽ giảm 5BTC và số lượng BTC của anh B sẽ tăng lên tương ứng. Chỉ cần một thao tác trên hệ thống Blockchain và ánh xạ giao dịch được yêu cầu vào bản sao sổ kế toán, số dư tài khoản của hai bên sẽ được cập nhật nhanh chóng và chính xác.
Như vậy, cơ chế hoạt động của Blockchain cho phép trao đổi giá trị mà không cần sự tin tưởng hay chứng cứ làm tin. Điều này đã giải thích khá đầy đủ về cơ chế hoạt động theo cách đơn giản nhất mà không đi sâu và chi tiết kỹ thuật nhưng cũng khiến người dùng hiểu về logic hoạt động của Blockchain hiện nay.
Một số lĩnh vực ứng dụng thực tiễn công nghệ Blockchain
Nắm chắc kiến thức Blockchain là gì, vậy bạn đã biết các lĩnh vực thường ứng dụng công nghệ Blockchain hay chưa? Công nghệ Blockchain được sử dụng có nhiều lĩnh vực cũng như mục đích khác nhau và ngay dưới đây sẽ là những ứng dụng Blockchain được phổ biến nhất mà mọi người có thể dễ dàng tham khảo.
- Lĩnh vực sản xuất: Đối với doanh nghiệp sản xuất ứng dụng được Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm thì chính những người quản lý và tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc truy xuất được nguồn gốc của các thông tin như: thống kê số lượng sữa trên thị trường, số lượng sữa tiêu thụ, số lượng sữa còn lại,…
- Lĩnh vực người tiêu dùng: Người tiêu dùng hoàn toàn có thể ứng dụng được Blockchain để kiểm tra những thông tin về sản phẩm có phải hàng chính hãng hay không,… điều này sẽ ngăn chặn những sản phẩm làm giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường.
- Lĩnh vực y tế: Trong ứng dụng Blockchain đối với y tế khi mọi người đi khám bệnh, xét nghiệm,… thì mọi kết quả, thông tin thăm khám sẽ được lưu trữ. Sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp người dùng bảo mật thông tin và trường hợp nếu cần chuyển thông tin sang bệnh viện khác nhau cũng được nhanh chóng và dễ dàng nhất.
- Lĩnh vực tài chính – ngân hàng: Hiện nay có rất nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính đã và đang nghiên cứu, áp dụng những công nghệ Blockchain vào trong chính hoạt động của mình. Ngoài tiền điện tử, Blockchain còn được ứng dụng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ như USD và EUR – giúp việc gửi tiền quan ngân hàng cùng các giao dịch được xác minh được nhanh chóng dù trong hay ngoài giờ làm việc bình thường.
- Lĩnh vực thương mại điện tử: Khi thị trường chuyển hóa sang bán hàng trực tuyến việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp tăng sự tin tưởng của người dùng cũng như giúp mô hình phân phối được mở rộng hơn.
- Lĩnh vực hành chính công: Đối với ứng dụng Blockchain trong hành chính công có thể thực hiện qua quá trình bỏ phiếu và bỏ phiếu điện tử là một cách dễ dàng tiếp cận hơn thúc đẩy sự tham gia của người dân và hạn chế những sự sai sót, gian lận có thể xảy ra khi bỏ phiếu.
Một số ngành công nghiệp mà công nghệ Blockchain hoàn toàn có thể tác động và được ứng dụng phổ biến được đưa ra như sau: Công nghệ ô tô Automotive (Automotive); Chế tạo (Manufacturing); Công nghệ, truyền thông và viễn thông (Tech, media & Telecommunications); Bảo hiểm (Insurance); Bán lẻ (Retail); Khu vực công (Public Sector); Bất động sản (Property); Vận tải và Logistics (Transport & Logistics); Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility);…
Ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục
Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm Blockchain là gì, đặc điểm cũng như cơ chế hoạt động của công nghệ này. Tóm lại, công nghệ Blockchain được xem là một phương pháp cắt giảm về chi phí cũng như thời gian thanh toán cho các giao dịch khác nhau với mục đích tạo nên một hệ thống an toàn nhất. Hiện nay đã và đang có nhiều tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đang xây dựng những mạng lưới riêng của mình bằng việc ứng dụng công nghệ Blockchain. Điều này không chỉ đơn giản hóa bộ máy hoạt động mà còn giảm tải những chi phí khác.
Việt Nam cũng đóng một vai trò lớn và quan trọng trong việc thay đổi thế giới công nghệ thông tin trong vài năm gần đây. Những thống kê về công nghệ Blockchain được áp dụng khá nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như có nhiều startup về Blockchain nhận được nhiều phản hồi tích cực. Hiểu rõ khái niệm Blockchain là gì sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị về kiến thức, tâm thế và tài chính cho cuộc chạy đua cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới trên quy mô toàn cầu.